Câu 2: Hình ảnh hoa đào mở đầu và kết thúc bài thơ "Ông đồ" có ý nghĩa gì?Câu 3: Chỉ ra các b..."> Câu 2: Hình ảnh hoa đào mở đầu và kết thúc bài thơ "Ông đồ" có ý nghĩa gì?Câu 3: Chỉ ra các b..." />
Nguyễn Xuân Kiên
Câu 1: Chép theo trí nhớ khổ 3 bài thơ Nhớ rừng, chỉ ra các câu nghi vấn và cho biết chức năng của chúngCâu 2: Hình ảnh hoa đào mở đầu và kết thúc bài thơ Ông đồ có ý nghĩa gì?Câu 3: Chỉ ra các biện pháp nghê thuật và chức năng của chúng trong các câu sau        a, Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.        b, Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.        c, Chiếc thuyền im bến mỏi chở về nằm.Câu 4: Biện pháp so sánh trong 2 câu thơ sau có gì khác nhau        a, Chiếc thuyền nhẹ hăng như con...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Chuột Hà Nội
Xem chi tiết
Hồ_Maii
16 tháng 2 2022 lúc 20:26

Tác dụng bài ông đồ

-Cho thấy sự xót xa, ngậm ngùi trước những thay đổi đổi thời cuộc, sự hồi nhớ về nét đẹp cổ truyền dân tộc

-Những thay đổi của cuộc sống đã làm cho hình ảnh ông đồ phai nhoà, xoáy sâu vào lòng người đọc tâm trạng của nhà thơ

-Góp phần làm cho tứ thơ mạch lạc
Tác dụng bài nhớ rừng
-Cho thấy sự xót xa, ngậm ngùi trước những thay đổi đổi thời cuộc, sự hồi nhớ về nét đẹp cổ truyền dân tộc

-Những thay đổi của cuộc sống đã làm cho hình ảnh ông đồ phai nhoà, xoáy sâu vào lòng người đọc tâm trạng của nhà thơ

-Góp phần làm cho tứ thơ mạch lạc

 

Bình luận (0)
trung
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
11 tháng 2 2023 lúc 16:53

Đó là kiểu kết đầu cuối tương ứng. Tác dụng: 

- Góp phần giúp cấu trúc của bài thơ thêm chặt chẽ. Đồng thời cho chúng ta sự thay đổi của ông đồ theo thời gian khi nền Hán học đã tàn phai. 

- Gieo vào lòng người đọc sự tiếc nuối về một vẻ đẹp truyền thống đang dần bị mai một và biến mất trong cuộc sống hiến đại.

Bình luận (0)
gấukoala
Xem chi tiết
๒ạςђ ภђเêภ♕
1 tháng 2 2021 lúc 16:13

a) Mở SGK (tr.8-9)

- Hoàn cảnh sáng tác bài Ông đồ: Trong những năm cuối thế kỉ XIX, hình ảnh các ông đồ với mực tàu, giấy đỏ đang dậm tô những nét chữ tươi tắn bên hè phố Hà Nội tấp nập người mua chữ đã in sâu vào tâm trí nhà thơ, tuy nhiên cho đến đầu thế kỉ XX, những hình ảnh đẹp đẽ đó dần biến mất, ông đồ vẫn ở đó vào dịp Tết đến nhưng thay vào đó là sự thờ ơ, vô tâm của người đời. Năm 1936, Vũ Đình Liên sáng tác bài thơ Ông đồ, đăng lần đầu tiên trên báo Tinh Hoa.

- Xuất xứ : trong Thi nhân Việt Nam

b) Nội dung chính: Nỗi niềm chua xót, đau đớn, ngậm ngùi, luyến tiếc của tác giả về hình ảnh những ông đồ bị thất thế hay đó chính là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông được lưu truyền qua hàng ngàn năm dần bị mai một.

Thể loại : Thơ năm chữ

c,d,e : đoạn thơ nào?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Thu Hiền
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
27 tháng 2 2022 lúc 22:53

Từ nội dung đoạn 3 bài thơ nhớ rừng , em thấy bài thơ như hiện lên những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời. Những câu thơ miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ ngự trị trong đó là những câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Vậy liệu chú hổ này có ước ao được trở về một thời oai hùng này của chú hay không?. À tất nhiên phải là có chứ , chú đã và đang nhớ về cảnh tượng ngày xưa ấy, chú khát khao được tự do như một người cách mạng muốn ra khỏi nhà tù.Là kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.Nhưng than ôi! tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.

Bình luận (0)
Chuột Hà Nội
Xem chi tiết
︵✰Ah
16 tháng 2 2022 lúc 20:16

Tham Khảo 

Những câu nghi vấn trong bài thơ "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên:

- Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

- Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?'

Tác dụng : Thể hiện sự trăn trở, tiếc thương, xót xa của tác giả trước thân phận của ông Đồ, trước sự đổi thay của thời cuộc. Đồng thời cho thấy tấm lòng hoài niệm đáng quý trước văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Bình luận (0)
thục hà
Xem chi tiết
Dương
22 tháng 3 2020 lúc 11:33

Trả lời :

a, đặc điểm : có dấu chấm hỏi ớ cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn như: ai, thế nào, sao,..

chức năng : câu được dùng để hỏi

b, Những câu nghi vấn trong bài thơ "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên:

   

- Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

- Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Không phải ngẫu nhiên trong bài thơ "Ông Đồ" lại xuất hiện những câu nghi vấn. Những câu nghi vấn này có thể nói là những điểm nhấn rất đắt.

1. Đó là những câu hỏi hướng đến một lớp người năm xưa từng trọng chữ Nho mà nay theo sự đổi thay của thời cuộc lại trở nên thờ ơ, vô cảm. Câu hỏi như một lời trách móc về sự đổi thay của con người.

2. Câu hỏi thể hiện sự trăn trở, tiếc thương, xót xa của tác giả trước thân phận của ông Đồ, trước sự đổi thay của thời cuộc. Đồng thời cho thấy tấm lòng hoài niệm đáng quý trước văn hóa cổ truyền của dân tộc.

3. Câu hỏi tu từ không lời đáp khiến cho giọng điệu bài thơ trở nên buồn thương, da diết, xoáy sâu vào lòng người đọc.

4. Những câu hỏi này cũng góp phần làm cho tứ thơ được mạch lạc hơn.

  chúc bạn học tốt !  
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Gia Hân
Xem chi tiết
Thu Hằng
20 tháng 1 2022 lúc 20:28

Thế Lữ được coi Ɩà  cây bút tiêu biểu nhất c̠ủa̠ phong trào thơ mới.Ông đã để lại cho nền văn học hiện đại Việt Nam vô số tác phẩm ý nghĩa nổi bật nhất chính Ɩà bài thơ ”Nhớ Rừng ” đây Ɩà một trong những bài thơ tiêu biểu góp phần mở đường cho sự thắng lợi c̠ủa̠ thơ mới .Bằng việc sử dụng các từ ngữ độc đáo Thế Lứ đã phác họa thành công bức tranh đầy tâm tư c̠ủa̠ con hổ khi bị giam cầm trong chiếc lồng sắt .Mở đầu bài thơ con hổ đã bộc lộ rõ nét tâm trạng uất hận căm ghét khi bị nhốt trong cũi sắt trở thành thứ đồ chơi tầm thường.Có thể thấy được tâm trạng uất hận căm thù tạo thành khối  c̠ủa̠ chúa sơn lầm bộc lộ rõ nét nhất ở đoạn đầu tiên .Tác giả đã sử dụng đại từ ta” ta nằm dài” đầy kiêu hãnh c̠ủa̠ vị chúa tể .Sự ngao  ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi mà đành buông xuôi bất lực.Ôi ! Thấy nhớ cảnh sơn lầm núi rừng ấy biết bao.

Bình luận (0)
FPT Gaming
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Thạch
Xem chi tiết